CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B
Đăng lúc: Thứ bảy - 31/03/2012 16:13 - Người đăng bài viết: Ban bien tap Tinvui
Kính thưa quý OBACE, bầu khí phụng vụ của ngày lễ lá hôm nay
gợi lên cho chúng ta nhiều sắc thái và tâm trạng khác nhau, vừa hân
hoan, vừa trầm buồn, lúc đầu lễ, với cuộc rước lá tưởng niệm việc Chúa
Giêsu vào thành Giêrusalem trong tiếng reo vang của người Do Thái: Hoan
hô Con Vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến, thì liền sau đó
bước vào thánh lễ, chúng ta lại được nghe thuật lại sự thương khó của
Chúa Giêsu. Chính sự tương phản này cũng đã phần nào nói lên sự thay
lòng đổi dạ của con người, sự tráo trở của những người Do Thái ngày ấy.
Tiếng
reo mừng hoan hô của những người Do Thái ngày Chúa vào thành
Giêrusalem, là tiếng reo thể hiện một sự mong đợi hoàn toàn có tính cách
thế tục, họ chờ đợi không phải là một Đấng Mesia cứu thế, mà là mội vị
vua trần thế, họ nghĩ rằng đã đến lúc Chúa Giêsu khởi nghĩa xưng vương
quy tụ dân chúng nổi dậy chống lại đế quốc Roma. Thế nhưng Chúa Giêsu đã
không làm vua trần thế, mà Ngài tiến vào Giêrusalem hình ảnh thành đô
của Thiên Chúa, không phải để làm chính trị, mà để xây dựng một vương
quốc tình yêu và thiết lập vương quyền của Thiên Chúa, vương quyền của
sự sống trên sự chết, sức mạnh của tình yêu tha thứ trên hận thù gian
ác.
Tiên
tri Isaia đã báo trước về sứ mạng của đấng Mesia qua bài ca về Người
Tôi Trung của Giavê Thiên Chúa trong bài đọc một; Vị Tiên tri mô tả về
một người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa, hoàn toàn vâng theo sự
hướng dẫn của Thiên Chúa, chấp nhận tất cả đau khổ roi đòn, bị phỉ nhổ
bị nhạo cười chế giễu, bị người đời khinh khi hành hạ, nhưng người tôi
tớ ấy vẫn một mực tín trung, chấp nhận tất cả sự nhục nhã vì tin vào Đức
Chúa là Đấng làm chủ và điểu khiển mọi sự và làm chủ đời mình.
Thánh Phaolô đã nhìn thấy hình ảnh người tôi trung mà Isai tiên báo được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu Kitô: Ngài
vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô
lệ trở nên giống phàm nhân, Người còn hạ mình vâng lời cho đến chết, và
chết trên thập giá. Tuy nhiên, người Do Thái đã không dễ dàng chấp
nhận một Đấng Mesia khiêm hạ, một Thiên Chúa hạ mình đến như thế, họ tìm
kiếm và chờ đợi một Thiên Chúa khác, do óc tưởng tượng của họ mang lại:
một Thiên Chúa phải thẳng tay trừng trị kẻ áp bức, một Thiên Chúa luôn
sẵn sàng trừng phạt kẻ có tội chứ không thể cúi xuống trên họ, một Thiên
Chúa không thể đến quá gần con người, không thể để cho một người phụ nữ
tội lỗi xức dầu vào chân mình, không thể đồng bàn với người thu thuế…,
chính vì không được như ý họ mong muốn, nên người Do Thái đã sẵn sàng
đổi trắng thay đen, những người gào thét tại sân của quan tổng trấn, đòi
giết Giêsu và tha Baraba cũng chính là những người đã hoan hô con vua
Đavít, là những người đã được ăn bánh no nê, được chứng kiến phép lạ,
được chữa lành bệnh tật.
Nghe
bài thương khó hôm nay chúng ta nhận thấy lòng dạ của những người Do
Thái đầy nham hiểm, họ khó chịu khi thấy một người phụ nữ xức dầu thơm
quý giá lên chân Chúa, họ lợi dụng mua chuộc một Giuda ham tiền để lập
mưu bắt Chúa Giêsu, những hành động ấy phát xuất từ sự ghen tị thù hằn
và họ câu kết với nhau để loại trừ Chúa Giêsu. Để đạt được mục tiêu này,
họ không loại trừ một thủ đoạn nào, từ vu vạ cáo gian đến gây sức ép,
các vị lãnh đạo Do Thái là những người chủ mưu trong vụ án này, họ đã
dàn dựng từ một vài những vấn đề tranh luận tôn giáo để đi đến một bản
án hoàn toàn chính trị bằng việc vu cáo Chúa Giêsu ngăn cản việc nộp
thuế, có ý đồ chống lại hoàng đế Cesare, để rồi mượn tay người La Mã lên
án tử cho Chúa.
Còn
Chúa Giêsu Ngài vẫn sống đến cùng tình yêu thương và tha thứ, dù biết
rằng Giuda là một trong các môn đệ sẽ phản bội, nhưng Chúa cũng không
trừng phạt anh, Ngài vẫn nhân từ trao cho anh những cử chỉ yêu thương để
đánh động lương tâm của anh; trong cuộc khổ nạn này Chúa Giêsu không
chỉ đau đớn vì roi đòn và sự hành hạ của những tên lính, mà Ngài còn đau
khổ hơn bởi sự phản bội của những người thân tín nhất của Ngài. Đó là
sự phản bội của Giuda, kẻ đã đi theo Chúa nhiều năm, vậy mà chỉ vì một
chút quyền lợi tiền bạc, anh đã bán đi tình nghĩa thày trò, và đau đớn
hơn nữa, anh đã dùng nụ hôn là dấu chỉ biểu lộ tình yêu thương để làm
dấu chỉ của sự phản bội. Cũng thế, Simon Phêrô, một trong số những môn
đệ được Chúa Giêsu yêu thương tin tưởng nhất, lại là người chối Chúa đến
ba lần, mà lại chối trước mặt một đứa đầy tớ gái. Sau cùng là sự bội
bạc vô ơn của đám đông dân chúng, trong số họ có biết bao người đã từng
chứng kiến các phép lạ, được Chúa chữa lành, vậy mà giờ đây, trước mặt
một vị quan người La mã, họ đã chọn lựa Baraba thay vì chọn Thiên Chúa,
họ đã nhận hoàng đế Cesare làm vua của mình mà loại trừ Thiên Chúa là
vua của họ: Chúng tôi không có vua nào khác ngòai Cesa, họ đã gào thét lên như thế.
Chúa
Giêsu đã đón nhận cây thập giá mà ngươi ta đặt lên vai Ngài như là cách
thế mà Thiên Chúa Cha muốn Ngài chấp nhận để đem ơn cứu độ cho trần
gian, Chúa Giêsu đã đi đến tận cùng của con đường cứu chuộc, và chặng
cuối của con đường là cái chết giang tay trên cây thập giá, chết trong
đau đớn tất tưởi. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã hoàn tất chương trình cứu
độ mà Thiên Chúa đã chuẩn bị từ ngàn xưa, Ngài dùng chính sự độc ác của
con người để đem lại ơn cứu độ cho con người, dùng sự phản bội để đem
lại sự thứ tha, dùng cái chết của Ngài để đem lại sự sống đời đời.
Thưa
quý OBACE, nghe lại bài thương khó Chúa không để chúng ta đổ lỗi cho
những người Do Thái, song qua cuộc thương khó này chúng ta có thể thấy
bóng dáng của mình trong cuộc hành hình Chúa Giêsu năm xưa, có thể chúng
ta là người đã gây tổn thương cho Chúa khi chúng là những người mang
danh là Kitô hữu, là mộn đệ Chúa, song chúng ta đã phản bội lại Chúa
như Giuda khi chúng ta cũng vì một chút vật chất, tiền bạc mà chà đạp
lên danh dự là một Kitô hữu, bán rẻ lương tâm của mình, có thể vì sợ hãi
hèn nhát hoặc vì bổng lộc của thế gian mà chúng ta đã từ chối Chúa như
Phêrô: Tôi không biết người ấy là ai! Và cũng có thể chúng ta
là những người đã từng nhận được biết bao ơn lành của Chúa, song chúng
ta cũng giống như những người Do Thái đòi tha Bararaba mà giết Giêsu,
chúng ta không muốn để cho Chúa Giêsu ảnh hưởng đến cuộc đời của mình,
của gia đình, khi chúng ta từ chối đọc kinh cầu nguyện, khi chúng ta
không đến với Chúa qua việc thờ phượng và lãnh nhận các Bí tích. Hoặc là
chúng ta sẽ thấy mình giống như các thày thượng tế và luật sĩ, mưu mô
gian ác trong cuộc sống trong công việc, đối với anh em, cứng lòng
trước đau khổ thập giá của Chúa Giêsu khi chúng ta quay lưng lại với
Chúa hoặc chúng ta lên án Chúa và Giáo Hội của Ngài, cho mình quyền định
đoạt số phận và xét đoán anh em, nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau khổ bất
hạnh của anh em, và có khi còn nhạo cười trên đau khổ của họ và gào
thét giơ tay đòi kết án họ.
Chúa
Giêsu vẫn đang bị hành hình trong thời đại của chúng ta hôm nay qua
những con người đang phải chịu sự bất công đàn áp, những con người bị
đẩy ra bên lề xã hội, bị chính những người anh em ruột thịt của mình
khinh bỉ từ chối; Chúa Giêsu cũng đang bị hành hình qua những con người
cùng cực bị bóc lột khai thác, lạm dụng, bạo hành, kể cả qua những em
bé, những thai nhi bị những Philatô là chính cha mẹ của mình lên án tử,
đó là những Giêsu của ngày hôm nay. Thương cảm cho cuộc khổ nạn của Chúa
Giêsu không chỉ dừng lại ở những cảm xúc tự nhiên, mà hãy nhận thật
rằng chính vì tội lỗi của tôi, của ông bà, anh chị mà Chúa chịu chết như
thế, để từ nay chúng ta cố gắng sống tốt hơn, và sống ngoan thảo với
Chúa hơn, đồng thời biết quan tâm đến anh em để chia sẻ với sức nặng của
thập giá của anh em đó là cách chúng ta cất đi bớt sự đau khổ cho Chúa
ngày hôm nay. Amen
Tác giả bài viết: Lm. Đỗ Đức Trí
Những tin cũ hơn
- Suy Niệm Tuần Thánh - Chúa Nhật Lễ Lá (31/03/2012)
- Lừa con chưa ai cưỡi bao giờ (31/03/2012)
- Những ngã rẽ nguy hiểm (30/03/2012)
- TÌNH CA THẬP TỰ (30/03/2012)
- CHÙA NHẬT LỄ LÁ (30/03/2012)
- Đức Giêsu Vào Giêrusalem Trên Lưng Lừa (30/03/2012)
- Hành trình đau khổ (28/03/2012)
- NẨY MẦM (25/03/2012)
- CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY B (23/03/2012)
- QUY LUẬT CỦA HẠT LÚA MÌ (23/03/2012)
Nghe giảng lớp Thánh Kinh 100 tuần – ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
KINH THÁNH 100 TUẦN
Khi nghe Kinh Thánh 100 tuần,
rất cần cuốn KINH THÁNH GỒM CẢ CỰU LẪN TÂN ƯỚC,
để học, đối chiếu và áp dụng vào cuộc sống.
rất cần cuốn KINH THÁNH GỒM CẢ CỰU LẪN TÂN ƯỚC,
để học, đối chiếu và áp dụng vào cuộc sống.
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TIN VUI
NGHE RADIO CÔNG GIÁO TRỰC TUYẾN
5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa
Bài mới cập nhật
- Nghe Thánh Lễ CN Lễ Lá B
- CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B
- Tại sao Ngài bị đóng đanh?
- THÓI QUEN NÓI XẤU
- Nghe Giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay - Giáo xứ Phú Trung
- Phép màu giá bao nhiêu?
- Suy Niệm Tuần Thánh - Chúa Nhật Lễ Lá
- Lừa con chưa ai cưỡi bao giờ
- Hôi miệng: coi chừng bệnh nguy hiểm
- Những ngã rẽ nguy hiểm
- Vì sao bút chì có cục tẩy?
- TÌNH CA THẬP TỰ
- CHÙA NHẬT LỄ LÁ
- Đức Giêsu Vào Giêrusalem Trên Lưng Lừa
- Đức Thánh Cha về Roma bằng an
- Bộ giáo lý đức tin xác nhận việc phạt vạ tuyệt thông 4 Giám mục tự xưng
- Ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm Cuba
- 5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa tháng 4.2012
- Nghe bài giảng Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa
- Gp. Mỹ Tho : Phong chức linh muc
Ý kiến bạn đọc