"Con Người cũng là chủ ngày sabbat".
Lời Chúa: Mt 12, 1-8
Khi ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người đói, liền bứt bông lúa mà ăn. Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng: "Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat". Người nói với các ông rằng: "Các ông không đọc thấy Ðavít và những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy Ðavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà không mắc tội đó sao? Tôi bảo cho các ông biết, đây có Ðấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là, "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ", chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".
Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM 1: Ngày Hưu Lễ
Chương 12 Tin Mừng Mátthêu qui tụ những tranh luận giữa Chúa Giêsu và các vị lãnh đạo Do thái giáo thời Chúa Giêsu về những đặc tính của nếp sống tôn giáo. Cuộc tranh luận hôm nay liên quan đến việc thực hành đạo đức căn bản của người Do thái, đó là việc giữ ngày Hưu lễ. Ðây là một thực hành quan trọng đến độ người Biệt Phái đã dùng việc Chúa Giêsu không tuân giữ luật Hưu lễ để lý luận và nói với dân chúng rằng Chúa Giêsu không phải là Ðấng đến từ Thiên Chúa, không phải là Ðấng Mêsia.
Việc dành riêng một ngày nghỉ cho Thiên Chúa đã bị lạm dụng đến mức việc tuân giữ ngày Hưu lễ không còn là do tình yêu mến tôn thờ đối với Thiên Chúa, nhưng là một hình thức ràng buộc con người. Qua cuộc tranh luận với những người Biệt Phái về việc giữ ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu mở rộng cho chúng ta thấy giá trị tôn giáo đích thực của ngày Hưu lễ, và do đó phải sống tinh thần ngày Hưu lễ đó như thế nào?
Cuộc tranh luận của Chúa Giêsu đều được trình thuật đầy đủ trong các Tin Mừng Nhất Lãm, nhưng nơi Tin Mừng Mátthêu, tác giả lưu ý hai điểm: thứ nhất, quyền hành của Chúa Giêsu trên các việc thực hành đạo đức; thứ hai, lòng nhân từ có ưu tiên trên việc thực hành đạo đức. Trả lời cho thắc mắc của những người Biệt Phái tại sao các môn đệ Ngài không giữ luật Hưu lễ, Chúa Giêsu nhắc lại việc xẩy ra trong Cựu Ước liên quan đến Ðavít và những người tùy tùng khi đói, tức khi khẩn thiết, đã làm điều không được phép làm, hoặc việc các tư tế trong Ðền thờ không nghỉ ngày Hưu lễ mà cũng không mắc tội. Rồi Chúa kết luận: "Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ chẳng lên án kẻ vô tội". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của chúng ta đối với anh em; cần phải hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ xét đoán anh em theo những việc bên ngoài.
Vả lại, những việc đạo đức và việc nghỉ ngày Hưu lễ, là để con người đến gần Thiên Chúa, thế mà Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã hiện diện giữa họ, thì lòng đạo đức không còn là một cái gì tuyệt đối phải thi hành nữa. Các tư tế làm việc trong Ðền thờ ngày Hưu lễ mà không lỗi luật, thì các môn đệ Chúa Giêsu lỗi luật thế nào được, vì đã có Chúa Giêsu bên cạnh họ. Ngài là Con Thiên Chúa cao trọng hơn Ðền thờ. Chúa Giêsu muốn nhân dịp này để mạc khải chính Ngài là Ðấng Mêsia cao trọng hơn Ðền thờ và làm chủ cả ngày Hưu lễ; nhưng các người Biệt Phái không nhìn nhận điều này.
Xin Chúa giúp chúng ta vượt qua tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. Xin cho chúng ta tâm hồn nhân từ như Chúa để biết đối xử với người khác mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Tinh thần vụ hình thức
Cuộc tranh luận trên của Chúa Giêsu với những người biệt phái được tường thuật cách đầy đủ trong cả bốn Phúc Âm, nhưng nơi Phúc Âm thánh Mátthêu này thì tác giả xem ra muốn lưu ý độc giả hai điểm: thứ nhất là lòng nhân từ ưu tiên trên việc thực hành những việc đạo đức và thứ hai là quyền hành của Chúa Giêsu vượt lên trên những việc đạo đức.
"Ta ưa thích lòng nhân từ chứ không ưa thích của lễ". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của ta đối với anh chị em. Cần hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ lo xét đoán anh chị em theo những việc bề ngoài. Hơn nữa, những việc đạo đức trong đó có việc nghỉ ngày sabát là để con người đến gần Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đang hiện diện giữa các tông đồ, Người làm cho những việc đạo đức khác trở thành thứ yếu, bởi vì một khi đã đạt đến mục tiêu là sống hiện diện với Chúa rồi, thì những phương tiện, những việc đạo đức phải nhường chỗ. Nếu các biệt phái chấp nhận rằng các thầy tư tế làm việc trong đền thờ vào ngày nghỉ sabát sẽ không lỗi luật nghỉ sabát, thì những đồ đệ của Chúa Giêsu lỗi luật ngày sabát sao được vì đã có Chúa bên cạnh họ rồi.
"Ðây có Ðấng cao trọng hơn đền thờ". Chúa Giêsu dùng việc tranh luận để mạc khải về chính mình là Ðấng cao trọng hơn đền thờ, là Ðấng Thiên Sai, Ðấng dĩ nhiên có quyền trên ngày sabát. Ước chi chúng ta đừng xét xử anh chị em qua những việc đạo đức bên ngoài. Những việc làm này là điều tốt, đáng làm, nhưng không phải là tiêu chuẩn tuyệt đối để ta dựa vào mà xét xử anh chị em. Lòng nhân từ thì quan trọng hơn.
Lạy Chúa,
Xin giúp con vượt qua được tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. Xin thương ban cho con tâm hồn nhân từ yêu thương như Chúa, để biết cảm thông và đối xử với anh chị em chung quanh mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 3: Những luật phải vi phạm.
Khi ấy vào ngày sa bát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. Những người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới nói với Đức Giêsu: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm trong ngày sa bát!” (Mt. 12, 1-2)
Các môn đệ đói.
Các môn đệ Chúa bị cơn đói dày vò. Luật ngày sa bát không cho phép các ông bứt lúa mà ăn trong ngày ấy. Các môn đệ vẫn cứ bứt lúa ăn. Các người Pha-ri-sêu cho đó là xì-căng-đan. Đức Giêsu dùng sự cố này để bày tỏ quan điểm của Người về ngày sa bát.
Quan điểm đó của Chúa, chúng ta biết rõ rồi. Ngày sa bát phải phục vụ con người… ngày sa bát được phép làm điều lành. Nếu những luật chi phối ngày sa bát đã nén cản trở yêu thương, ta không được làm nô lệ cho những luật ấy và ngần ngại vi phạm. Nhưng thực tế không phải là phạm luật, bởi lẽ có môt luật được đặt lên hàng ưu tiên và làm lu mờ mọi luật khác: Luật tình yêu. Để yêu thương để giúp người đang túng đói, ta đừng phải sợ thay đổi nội quy, tập tục và luật lệ.
Có những người đang đói.
Theo thói quen ta vốn nghĩ là mình không còn nô lệ cho những luật lệ bất công vốn ngăn trở ta phục vụ tha nhân. Ta lầm rồi đấy. Những luật ấy tuy không áp dụng cho việc tuân giữa này sa bát hoặc ngày chúa nhật, nhưhg nó vẫn tồn tại.
Trên thế giới có những người đang đói ăn. Có nhiều người đang đói ăn. Cónhững người đang chết đói. Cần phải cho họ ăn. Cần phải có đủ trí tưởng tượng và con tim mới giúp họ sống được. Những điều gì đang xảy ra. Có những luật ngăn cản người ta chừng nào hay chừng ấy trong công việc cứu giúp những con người đói khổ kia.
Những luật này, chính các nước giầu tự ấn định cho mình, không những để cho mình vẫn là những nước giầu có mà muốn khuếch trương thêm sự giầu có của họ. Những luật ấy chính chúng ta tự đặt ra cho mình để tiếp tục sống trong tiện nhgi xa hoa.
Ngày nào chúng ta mới dám vi phạm tất cả những luật lệ này để có được một con tim rộng mở biết yêu thương hơn nữa.
J.Y.G
SUY NIỆM 1: Ngày Hưu Lễ
Chương 12 Tin Mừng Mátthêu qui tụ những tranh luận giữa Chúa Giêsu và các vị lãnh đạo Do thái giáo thời Chúa Giêsu về những đặc tính của nếp sống tôn giáo. Cuộc tranh luận hôm nay liên quan đến việc thực hành đạo đức căn bản của người Do thái, đó là việc giữ ngày Hưu lễ. Ðây là một thực hành quan trọng đến độ người Biệt Phái đã dùng việc Chúa Giêsu không tuân giữ luật Hưu lễ để lý luận và nói với dân chúng rằng Chúa Giêsu không phải là Ðấng đến từ Thiên Chúa, không phải là Ðấng Mêsia.
Việc dành riêng một ngày nghỉ cho Thiên Chúa đã bị lạm dụng đến mức việc tuân giữ ngày Hưu lễ không còn là do tình yêu mến tôn thờ đối với Thiên Chúa, nhưng là một hình thức ràng buộc con người. Qua cuộc tranh luận với những người Biệt Phái về việc giữ ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu mở rộng cho chúng ta thấy giá trị tôn giáo đích thực của ngày Hưu lễ, và do đó phải sống tinh thần ngày Hưu lễ đó như thế nào?
Cuộc tranh luận của Chúa Giêsu đều được trình thuật đầy đủ trong các Tin Mừng Nhất Lãm, nhưng nơi Tin Mừng Mátthêu, tác giả lưu ý hai điểm: thứ nhất, quyền hành của Chúa Giêsu trên các việc thực hành đạo đức; thứ hai, lòng nhân từ có ưu tiên trên việc thực hành đạo đức. Trả lời cho thắc mắc của những người Biệt Phái tại sao các môn đệ Ngài không giữ luật Hưu lễ, Chúa Giêsu nhắc lại việc xẩy ra trong Cựu Ước liên quan đến Ðavít và những người tùy tùng khi đói, tức khi khẩn thiết, đã làm điều không được phép làm, hoặc việc các tư tế trong Ðền thờ không nghỉ ngày Hưu lễ mà cũng không mắc tội. Rồi Chúa kết luận: "Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ chẳng lên án kẻ vô tội". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của chúng ta đối với anh em; cần phải hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ xét đoán anh em theo những việc bên ngoài.
Vả lại, những việc đạo đức và việc nghỉ ngày Hưu lễ, là để con người đến gần Thiên Chúa, thế mà Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã hiện diện giữa họ, thì lòng đạo đức không còn là một cái gì tuyệt đối phải thi hành nữa. Các tư tế làm việc trong Ðền thờ ngày Hưu lễ mà không lỗi luật, thì các môn đệ Chúa Giêsu lỗi luật thế nào được, vì đã có Chúa Giêsu bên cạnh họ. Ngài là Con Thiên Chúa cao trọng hơn Ðền thờ. Chúa Giêsu muốn nhân dịp này để mạc khải chính Ngài là Ðấng Mêsia cao trọng hơn Ðền thờ và làm chủ cả ngày Hưu lễ; nhưng các người Biệt Phái không nhìn nhận điều này.
Xin Chúa giúp chúng ta vượt qua tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. Xin cho chúng ta tâm hồn nhân từ như Chúa để biết đối xử với người khác mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Tinh thần vụ hình thức
Cuộc tranh luận trên của Chúa Giêsu với những người biệt phái được tường thuật cách đầy đủ trong cả bốn Phúc Âm, nhưng nơi Phúc Âm thánh Mátthêu này thì tác giả xem ra muốn lưu ý độc giả hai điểm: thứ nhất là lòng nhân từ ưu tiên trên việc thực hành những việc đạo đức và thứ hai là quyền hành của Chúa Giêsu vượt lên trên những việc đạo đức.
"Ta ưa thích lòng nhân từ chứ không ưa thích của lễ". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của ta đối với anh chị em. Cần hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ lo xét đoán anh chị em theo những việc bề ngoài. Hơn nữa, những việc đạo đức trong đó có việc nghỉ ngày sabát là để con người đến gần Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đang hiện diện giữa các tông đồ, Người làm cho những việc đạo đức khác trở thành thứ yếu, bởi vì một khi đã đạt đến mục tiêu là sống hiện diện với Chúa rồi, thì những phương tiện, những việc đạo đức phải nhường chỗ. Nếu các biệt phái chấp nhận rằng các thầy tư tế làm việc trong đền thờ vào ngày nghỉ sabát sẽ không lỗi luật nghỉ sabát, thì những đồ đệ của Chúa Giêsu lỗi luật ngày sabát sao được vì đã có Chúa bên cạnh họ rồi.
"Ðây có Ðấng cao trọng hơn đền thờ". Chúa Giêsu dùng việc tranh luận để mạc khải về chính mình là Ðấng cao trọng hơn đền thờ, là Ðấng Thiên Sai, Ðấng dĩ nhiên có quyền trên ngày sabát. Ước chi chúng ta đừng xét xử anh chị em qua những việc đạo đức bên ngoài. Những việc làm này là điều tốt, đáng làm, nhưng không phải là tiêu chuẩn tuyệt đối để ta dựa vào mà xét xử anh chị em. Lòng nhân từ thì quan trọng hơn.
Lạy Chúa,
Xin giúp con vượt qua được tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. Xin thương ban cho con tâm hồn nhân từ yêu thương như Chúa, để biết cảm thông và đối xử với anh chị em chung quanh mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 3: Những luật phải vi phạm.
Khi ấy vào ngày sa bát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. Những người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới nói với Đức Giêsu: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm trong ngày sa bát!” (Mt. 12, 1-2)
Các môn đệ đói.
Các môn đệ Chúa bị cơn đói dày vò. Luật ngày sa bát không cho phép các ông bứt lúa mà ăn trong ngày ấy. Các môn đệ vẫn cứ bứt lúa ăn. Các người Pha-ri-sêu cho đó là xì-căng-đan. Đức Giêsu dùng sự cố này để bày tỏ quan điểm của Người về ngày sa bát.
Quan điểm đó của Chúa, chúng ta biết rõ rồi. Ngày sa bát phải phục vụ con người… ngày sa bát được phép làm điều lành. Nếu những luật chi phối ngày sa bát đã nén cản trở yêu thương, ta không được làm nô lệ cho những luật ấy và ngần ngại vi phạm. Nhưng thực tế không phải là phạm luật, bởi lẽ có môt luật được đặt lên hàng ưu tiên và làm lu mờ mọi luật khác: Luật tình yêu. Để yêu thương để giúp người đang túng đói, ta đừng phải sợ thay đổi nội quy, tập tục và luật lệ.
Có những người đang đói.
Theo thói quen ta vốn nghĩ là mình không còn nô lệ cho những luật lệ bất công vốn ngăn trở ta phục vụ tha nhân. Ta lầm rồi đấy. Những luật ấy tuy không áp dụng cho việc tuân giữa này sa bát hoặc ngày chúa nhật, nhưhg nó vẫn tồn tại.
Trên thế giới có những người đang đói ăn. Có nhiều người đang đói ăn. Cónhững người đang chết đói. Cần phải cho họ ăn. Cần phải có đủ trí tưởng tượng và con tim mới giúp họ sống được. Những điều gì đang xảy ra. Có những luật ngăn cản người ta chừng nào hay chừng ấy trong công việc cứu giúp những con người đói khổ kia.
Những luật này, chính các nước giầu tự ấn định cho mình, không những để cho mình vẫn là những nước giầu có mà muốn khuếch trương thêm sự giầu có của họ. Những luật ấy chính chúng ta tự đặt ra cho mình để tiếp tục sống trong tiện nhgi xa hoa.
Ngày nào chúng ta mới dám vi phạm tất cả những luật lệ này để có được một con tim rộng mở biết yêu thương hơn nữa.
J.Y.G
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét