Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Thứ ba 03/01/2012 – Đây Chiên Thiên Chúa.


03/01/2012 – Thứ ba – Mùa Giáng Sinh
 Ðây Chiên Thiên Chúa"


Lời Chúa: Ga 1,29-34
Ngày hôm sau, Gioan thấy Chúa Giêsu đến với mình thì nói: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian.
Ðây chính là Ðấng mà tôi đã nói rằng: Có người đến sau tôi, nhưng cao trọng hơn tôi, vì Người vốn có trước tôi.
Phần tôi, trước tôi không biết Người, nhưng tôi đã đến làm phép rửa bằng nước, để Người được tỏ mình ra trong Israel.
Và Gioan đã làm chứng rằng: Tôi đã thấy Thánh Thần như con chim bồ câu từ trời xuống ngự trên Người.
Và trước tôi không biết Người, nhưng Ðấng đã sai tôi làm phép rửa trong nước bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì chính người đó là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần.
Tôi đã thấy và làm chứng rằng: Người là Con Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa

SUY NIỆM 1: Đây Chiên Thiên Chúa.
Emilio, một điêu khắc gia nổi tiếng của Hoa kỳ là người thích tạc vẽ ảnh tượng đạo đức và khuôn mặt được ông tạc tượng nhiều nhất là Chúa Giêsu. Trong vòng 10 năm, từ 1960 đến 1970, ông đã hoàn thành khoảng 700 tượng Chúa với những hình dạng khác nhau và ông cho biết: “Điều tôi mong ước nhất, đó là giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác”.
Giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác, đó cũng là sứ mệnh của Gioan Tẩy giả và của người môn đệ Chúa. Thật vậy, Gioan là người chuẩn bị đường nẻo cho Chúa đến. Ông đã chu toàn sứ mệnh này bằng đời sống đạo đức, khắc khổ, và đã rao giảng thanh tẩy thống hối để được tha thứ tội khiên. Ông còn thâu nhận môn đệ để rồi trao họ lại cho Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay thuật lại khi Gioan thấy Chúa Giêsu đến với mình, ông đã giới thiệu Ngài với các môn đệ và dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây đấng xóa tội trần gian”.
Trong Cựu Ước, con chiên đã trở thành hy lễ đền tội, hy lễ cứu thoát, nhất là từ khi Thiên Chúa qua miệng Môsê truyền cho người Do Thái: trong đêm Vượt Qua, mỗi gia đình phải giết một con chiên, lấy máu chiên bôi lên cửa nhà như dấu cứu thoát trước khi rời khỏi Ai cập.
Khi gọi Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, với tư cách là tiên tri, Gioan muốn nói rằng Chúa Giêsu là hy lễ đã được Thiên Chúa chọn và chấp nhận, hy lễ đời đời mà những con chiên bị sát tế cho đến lúc đó chỉ là hình bóng. Những lời của Gioan đã được Giáo Hội lặp lại trong thánh lễ để giới thiệu với chúng ta hy lễ cứu độ trần gian. Chúa Giêsu là Con Chiên của kỷ nguyên mới, Ngài đã tự hiến mình làm lễ đền tội thế gian, chỉ một lần là đủ.
Chúa Cứu thế đã sinh ra cho chúng ta, Ngài đã đến để cứu thế gian, tẩy sạch tôi lỗi nhân loại. Ước gì chúng ta biết noi gương thánh Gioan Tẩy giả sống đời chứng nhân cho Chúa, tức là nói lên cho mgn bằng cách sống của mình: “Tôi đã thấy và tôi làm chứng rằng Ngài là Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

SUY NIỆM 2: Ðây Chiên Thiên Chúa
Vào một buổi tối năm 1741, người ta thấy người nhạc sĩ giả Hallmen lang thang trong một phố nghèo lênh đênh bên Anh Quốc. Người nhạc sĩ già như đang nuốt từng nỗi đắng cay mà triều đình đã dành cho ông. Từ hơn 40 năm qua, ông đã đem tất cả tài năng và sự hăng say của mình để phục vụ triều đình. Thế nhưng, giờ đây ông cảm thấy mình giống như một trái chanh đã vắt hết nước.
Bốn năm trước đó, ông đã bị chứng xuất huyết não làm cho ông bị bại hẳn một bên, khiến ông không còn đi đứng bình thường và sáng tác được. Nhưng dần dần nhờ ý chí sắt đá, ông đã thu hồi được khả năng đi lại và bắt đầu sáng tác lại. Nhưng giờ đây với cái tuổi 60 và với khí trời lạnh như cắt của nước Anh, ông cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Tình cờ, khi đi qua một ngôi Thánh Ðường, ông bỗng nghe vọng lên trong tâm hồn ông chính tiếng kêu của Chúa Giêsu: Lạy Chúa con, lạy Chúa trời con. Sao Chúa bỏ con".
Như có một sự thôi thúc lạ lùng, người nhạc sĩ quay về nhà, trong đám giấy vứt ngổn ngang trên bàn làm việc, ông đọc được câu Kinh Thánh như sau: "Người đã bị khinh bỉ và bị mọi người phế bỏ". Nguồn cảm hứng tưởng đã cạn nay lại trải cuộn trên từng trang giấy, hết trang này đến trang khác, những nốt nhạc cứ thế mà tuôn trào. Sau hai mươi bốn ngày làm việc liên lỉ, nhạc sĩ Hallmen đã hoàn thành tác phẩm để đời tựa đề là: "Ðấng Cứu Thế". Từ đó, cứ mỗi dạo Giáng Sinh và Phục Sinh người ta lại có dịp nghe được tác phẩm tuyệt trác để đời.
Anh chị em thân mến!
Người ta thường ví sự chào đời của một tác phẩm với sự cưu mang, cũng như một người mẹ mang nặng đẻ đau thì nhà nhạc sĩ cũng cưu mang ý tưởng để rồi với không biết bao nhiêu nhọc công và cố gắng, tác phẩm mới được chào đời. Hơn bất cứ ai trong trường hợp nào, tiếng khóc Ðấng Cứu Thế đã được nhạc sĩ Hallmen cưu mang để rồi sinh ra với muôn nghìn đớn đau của ông. Hơn ai hết, chính khi cảm nghiệm được thế nào là sự bỏ rơi để có thể diễn tả được tâm tình ấy, đúng hơn ông đã để cho chính sự bỏ rơi của Chúa Giêsu được nhập thể trong tâm hồn ông, nên một với nỗi lòng của ông.
Tin Mừng hôm nay có lẽ cũng mời gọi chúng ta hãy cưu mang những tâm tình ấy. Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với chúng ta hai tước hiệu tóm gọn với tước hiệu Nhập Thể: "Chúa Giêsu vừa là Chiên Thiên Chúa gánh tội trần gian vừa là Con Thiên Chúa". Chúa Giêsu, Người là Ðấng Cứu Thế bởi vì Ngài vừa là Con Người, vừa là Thiên Chúa. Ðó là mầu nhiệm trọng đại mà chúng ta được mời gọi để chiêm ngắm trong suốt Mùa Giáng Sinh này. Thiên Chúa đã trở thành một con người, Thiên Chúa đã sống trọn vẹn kiếp sống của con người, Thiên Chúa đã từng cảm nghiệm được những niềm vui nỗi khổ của con người và cuối cùng Ngài đã chết như một con người.
Ðó là tất cả những gì chúng ta có thể nói khi suy niệm về mầu nhiệm Nhập Thể. Mầu nhiệm Nhập Thể một cách nào đó cũng được hiểu qua cuộc sống của người tín hữu. Thánh Phaolô đã diễn tả tuyệt hảo chân lý đó khi Ngài nói: "Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi".
Ðể cho Chúa Giêsu sống trong chúng ta, có nghĩa là kết hiệp với Ngài qua các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể. Ðể cho Ngài sống trong chúng ta có nghĩa là trong từng tâm hồn, từ những suy nghĩ và hành động, chúng ta luôn mặc lấy chính tâm tình của Ngài. Một cách cụ thể trong mỗi một phút giây, người tín hữu nên một với Ðức Kitô đến độ luôn tự hỏi: Nếu Ðức Kitô là tôi thì trong giây phút này đây Ngài sẽ làm gì, suy nghĩ gì và hành động như thế nào?
Nguyện cho Ðấng đã sinh ra cách đây 2,000 năm cũng sinh lại trong tâm hồn chúng ta để chúng ta cùng được lớn lên với Ngài và đạt được tầm mức viên mãn của Ngài. Amen.
(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)

SUY NIỆM 3: Đây Chiên Thiên Chúa - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trong Thánh Lễ, ta đọc Chiên Thiên Chúa nhiều lần. Có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa của cụm từ “Chiên Thiên Chúa”. Nhưng khi Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái: “Đây là Chiên Thiên Chúa” thì người Do Thái hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ.
Trong Kinh Thánh, chiên được dùng làm biểu tượng cho những người hiền lành, đạo đức. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách chiên ra khỏi dê. Chiên ở bên phải, dê ở bên trái.
Thế nhưng chiên còn có một ý nghĩa sâu xa hơn. Hằng năm, vào Lễ Vượt Qua của người Do Thái, mỗi gia đình có tục lệ ăn thịt một con chiên. Phải lựa con chiên non dưới một năm tuổi, tốt đẹp, không tì vết. Người Do Thái ăn thịt Chiên Vượt Qua, không phải để mừng mùa đông đã qua và mùa xuân vừa mới khởi đầu. Nhưng là để kỷ niệm ngày Chúa giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập.
Lễ Vượt Qua được cử hành vào đầu mùa xuân. Người Do Thái nhớ đến con chiên. Con chiên đã chết cho họ được sống. Máu chiên đã đưa họ ra khỏi mùa đông tăm tối, tiến vào mùa xuân tươi sáng. Máu chiên đã giúp giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, đưa họ về miền Đất Hứa, sống trong tự do.
Chúa Giêsu đã chịu tử hình vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Bữa tiệc ly chính là tiệc Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu ăn với các môn đệ. Chịu chết vào dịp Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu chính là con chiên của Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại.
Chúa Giêsu là con chiên hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông. Người khiêm nhường gánh lấy tội lỗi nhân loại.
Bản tiếng Việt dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Từ ngữ “xóa” là một cách nói văn hoa nhẹ nhàng, nhưng không lột hết ý nghĩa của nguyên ngữ. Tiếng Hy Lạp dùng từ ‘airein’, tiếng La tinh dùng từ ‘tollit’ có nghĩa là nhận lấy vào mình, gánh lấy, vác lấy. Có lẽ nên dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng ‘gánh’ lấy tội nhân loại thì đúng hơn. Xóa là đứng ngoài cuộc. Đức Giêsu không đứng ngoài cuộc. Người đã nhập cuộc, gánh lấy thân phận con người, và nhất là gánh lấy tội lỗi của con người. Chính vì gánh lấy tội lỗi mà Người, Đấng hoàn toàn trong sạch, vô tội đã chịu hạ mình xếp hàng giữa những người tội lỗi xin Gioan rửa tội. Chính vì gánh lấy tội lỗi nhân loại mà Người lui tới với những người tội lỗi, chuyện trò với họ, ăn uống đồng bàn với họ. Nhưng nhất là chính vì gánh lấy tội nhân loại mà Người phải chịu chết giữa hai tội phạm, đồng số phận với họ, đồng bản án với họ, như những người trộm cướp.
Người gánh lấy tội của ta để ta được tha thứ. Người hạ mình xuống để ta được nâng lên. Người trở nên nghèo hèn để ta được giàu có. Người làm con loài người để ta được làm con Thiên Chúa. Người trở nên yếu hèn để ta được nên mạnh mẽ. Người chịu nhục nhã để ta được vinh quang. Người nhận lấy thân phận nô lệ để ta được tự do. Người cam lòng chịu chết để trả lại cho ta sự sống.
Người tín hữu thường được gọi là “Con chiên của Chúa”. Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại ‘chiên’ trong ngày phán xét. Được đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Được vào hưởng vinh quang trong nước Chúa.
Nhưng danh hiệu đó phải chăng cũng gợi lên một ước mong. Ước mong người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Ước mong những con chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàn đi vào con đường hiền lành khiêm nhường. Ước mong đoàn chiên tự hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Và ước mong đoàn chiên gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội con,
Xin thương xót con.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) “Chiên Thiên Chúa” gợi lên những ý tưởng nào nơi bạn?
2) Là ‘con chiên của Chúa’ bạn phải sống thế nào cho xứng đáng danh hiệu ấy?
3) Thánh Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu với tất cả ý nghĩa sâu xa của danh hiệu “Chiên Thiên Chúa”. Hôm nay, nếu phải giới thiệu Chúa Giêsu cho người chung quanh, bạn sẽ dùng danh hiệu nào?



 Lời Chúa: Ga 1,29-34
Ngày hôm sau, Gioan thấy Chúa Giêsu đến với mình thì nói: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian.
Ðây chính là Ðấng mà tôi đã nói rằng: Có người đến sau tôi, nhưng cao trọng hơn tôi, vì Người vốn có trước tôi.
Phần tôi, trước tôi không biết Người, nhưng tôi đã đến làm phép rửa bằng nước, để Người được tỏ mình ra trong Israel.
Và Gioan đã làm chứng rằng: Tôi đã thấy Thánh Thần như con chim bồ câu từ trời xuống ngự trên Người.
Và trước tôi không biết Người, nhưng Ðấng đã sai tôi làm phép rửa trong nước bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì chính người đó là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần.
Tôi đã thấy và làm chứng rằng: Người là Con Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa

SUY NIỆM 1: Đây Chiên Thiên Chúa.

Emilio, một điêu khắc gia nổi tiếng của Hoa kỳ là người thích tạc vẽ ảnh tượng đạo đức và khuôn mặt được ông tạc tượng nhiều nhất là Chúa Giêsu. Trong vòng 10 năm, từ 1960 đến 1970, ông đã hoàn thành khoảng 700 tượng Chúa với những hình dạng khác nhau và ông cho biết: “Điều tôi mong ước nhất, đó là giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác”.
Giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác, đó cũng là sứ mệnh của Gioan Tẩy giả và của người môn đệ Chúa. Thật vậy, Gioan là người chuẩn bị đường nẻo cho Chúa đến. Ông đã chu toàn sứ mệnh này bằng đời sống đạo đức, khắc khổ, và đã rao giảng thanh tẩy thống hối để được tha thứ tội khiên. Ông còn thâu nhận môn đệ để rồi trao họ lại cho Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay thuật lại khi Gioan thấy Chúa Giêsu đến với mình, ông đã giới thiệu Ngài với các môn đệ và dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây đấng xóa tội trần gian”.
Trong Cựu Ước, con chiên đã trở thành hy lễ đền tội, hy lễ cứu thoát, nhất là từ khi Thiên Chúa qua miệng Môsê truyền cho người Do Thái: trong đêm Vượt Qua, mỗi gia đình phải giết một con chiên, lấy máu chiên bôi lên cửa nhà như dấu cứu thoát trước khi rời khỏi Ai cập.
Khi gọi Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, với tư cách là tiên tri, Gioan muốn nói rằng Chúa Giêsu là hy lễ đã được Thiên Chúa chọn và chấp nhận, hy lễ đời đời mà những con chiên bị sát tế cho đến lúc đó chỉ là hình bóng. Những lời của Gioan đã được Giáo Hội lặp lại trong thánh lễ để giới thiệu với chúng ta hy lễ cứu độ trần gian. Chúa Giêsu là Con Chiên của kỷ nguyên mới, Ngài đã tự hiến mình làm lễ đền tội thế gian, chỉ một lần là đủ.
Chúa Cứu thế đã sinh ra cho chúng ta, Ngài đã đến để cứu thế gian, tẩy sạch tôi lỗi nhân loại. Ước gì chúng ta biết noi gương thánh Gioan Tẩy giả sống đời chứng nhân cho Chúa, tức là nói lên cho mgn bằng cách sống của mình: “Tôi đã thấy và tôi làm chứng rằng Ngài là Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

SUY NIỆM 2: Ðây Chiên Thiên Chúa

Vào một buổi tối năm 1741, người ta thấy người nhạc sĩ giả Hallmen lang thang trong một phố nghèo lênh đênh bên Anh Quốc. Người nhạc sĩ già như đang nuốt từng nỗi đắng cay mà triều đình đã dành cho ông. Từ hơn 40 năm qua, ông đã đem tất cả tài năng và sự hăng say của mình để phục vụ triều đình. Thế nhưng, giờ đây ông cảm thấy mình giống như một trái chanh đã vắt hết nước.
Bốn năm trước đó, ông đã bị chứng xuất huyết não làm cho ông bị bại hẳn một bên, khiến ông không còn đi đứng bình thường và sáng tác được. Nhưng dần dần nhờ ý chí sắt đá, ông đã thu hồi được khả năng đi lại và bắt đầu sáng tác lại. Nhưng giờ đây với cái tuổi 60 và với khí trời lạnh như cắt của nước Anh, ông cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Tình cờ, khi đi qua một ngôi Thánh Ðường, ông bỗng nghe vọng lên trong tâm hồn ông chính tiếng kêu của Chúa Giêsu: Lạy Chúa con, lạy Chúa trời con. Sao Chúa bỏ con".
Như có một sự thôi thúc lạ lùng, người nhạc sĩ quay về nhà, trong đám giấy vứt ngổn ngang trên bàn làm việc, ông đọc được câu Kinh Thánh như sau: "Người đã bị khinh bỉ và bị mọi người phế bỏ". Nguồn cảm hứng tưởng đã cạn nay lại trải cuộn trên từng trang giấy, hết trang này đến trang khác, những nốt nhạc cứ thế mà tuôn trào. Sau hai mươi bốn ngày làm việc liên lỉ, nhạc sĩ Hallmen đã hoàn thành tác phẩm để đời tựa đề là: "Ðấng Cứu Thế". Từ đó, cứ mỗi dạo Giáng Sinh và Phục Sinh người ta lại có dịp nghe được tác phẩm tuyệt trác để đời.
Anh chị em thân mến!
Người ta thường ví sự chào đời của một tác phẩm với sự cưu mang, cũng như một người mẹ mang nặng đẻ đau thì nhà nhạc sĩ cũng cưu mang ý tưởng để rồi với không biết bao nhiêu nhọc công và cố gắng, tác phẩm mới được chào đời. Hơn bất cứ ai trong trường hợp nào, tiếng khóc Ðấng Cứu Thế đã được nhạc sĩ Hallmen cưu mang để rồi sinh ra với muôn nghìn đớn đau của ông. Hơn ai hết, chính khi cảm nghiệm được thế nào là sự bỏ rơi để có thể diễn tả được tâm tình ấy, đúng hơn ông đã để cho chính sự bỏ rơi của Chúa Giêsu được nhập thể trong tâm hồn ông, nên một với nỗi lòng của ông.
Tin Mừng hôm nay có lẽ cũng mời gọi chúng ta hãy cưu mang những tâm tình ấy. Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với chúng ta hai tước hiệu tóm gọn với tước hiệu Nhập Thể: "Chúa Giêsu vừa là Chiên Thiên Chúa gánh tội trần gian vừa là Con Thiên Chúa". Chúa Giêsu, Người là Ðấng Cứu Thế bởi vì Ngài vừa là Con Người, vừa là Thiên Chúa. Ðó là mầu nhiệm trọng đại mà chúng ta được mời gọi để chiêm ngắm trong suốt Mùa Giáng Sinh này. Thiên Chúa đã trở thành một con người, Thiên Chúa đã sống trọn vẹn kiếp sống của con người, Thiên Chúa đã từng cảm nghiệm được những niềm vui nỗi khổ của con người và cuối cùng Ngài đã chết như một con người.
Ðó là tất cả những gì chúng ta có thể nói khi suy niệm về mầu nhiệm Nhập Thể. Mầu nhiệm Nhập Thể một cách nào đó cũng được hiểu qua cuộc sống của người tín hữu. Thánh Phaolô đã diễn tả tuyệt hảo chân lý đó khi Ngài nói: "Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi".
Ðể cho Chúa Giêsu sống trong chúng ta, có nghĩa là kết hiệp với Ngài qua các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể. Ðể cho Ngài sống trong chúng ta có nghĩa là trong từng tâm hồn, từ những suy nghĩ và hành động, chúng ta luôn mặc lấy chính tâm tình của Ngài. Một cách cụ thể trong mỗi một phút giây, người tín hữu nên một với Ðức Kitô đến độ luôn tự hỏi: Nếu Ðức Kitô là tôi thì trong giây phút này đây Ngài sẽ làm gì, suy nghĩ gì và hành động như thế nào?
Nguyện cho Ðấng đã sinh ra cách đây 2,000 năm cũng sinh lại trong tâm hồn chúng ta để chúng ta cùng được lớn lên với Ngài và đạt được tầm mức viên mãn của Ngài. Amen.
(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)

SUY NIỆM 3: Đây Chiên Thiên Chúa - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Trong Thánh Lễ, ta đọc Chiên Thiên Chúa nhiều lần. Có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa của cụm từ “Chiên Thiên Chúa”. Nhưng khi Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái: “Đây là Chiên Thiên Chúa” thì người Do Thái hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ.
Trong Kinh Thánh, chiên được dùng làm biểu tượng cho những người hiền lành, đạo đức. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách chiên ra khỏi dê. Chiên ở bên phải, dê ở bên trái.
Thế nhưng chiên còn có một ý nghĩa sâu xa hơn. Hằng năm, vào Lễ Vượt Qua của người Do Thái, mỗi gia đình có tục lệ ăn thịt một con chiên. Phải lựa con chiên non dưới một năm tuổi, tốt đẹp, không tì vết. Người Do Thái ăn thịt Chiên Vượt Qua, không phải để mừng mùa đông đã qua và mùa xuân vừa mới khởi đầu. Nhưng là để kỷ niệm ngày Chúa giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập.
Lễ Vượt Qua được cử hành vào đầu mùa xuân. Người Do Thái nhớ đến con chiên. Con chiên đã chết cho họ được sống. Máu chiên đã đưa họ ra khỏi mùa đông tăm tối, tiến vào mùa xuân tươi sáng. Máu chiên đã giúp giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, đưa họ về miền Đất Hứa, sống trong tự do.
Chúa Giêsu đã chịu tử hình vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Bữa tiệc ly chính là tiệc Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu ăn với các môn đệ. Chịu chết vào dịp Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu chính là con chiên của Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại.
Chúa Giêsu là con chiên hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông. Người khiêm nhường gánh lấy tội lỗi nhân loại.
Bản tiếng Việt dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Từ ngữ “xóa” là một cách nói văn hoa nhẹ nhàng, nhưng không lột hết ý nghĩa của nguyên ngữ. Tiếng Hy Lạp dùng từ ‘airein’, tiếng La tinh dùng từ ‘tollit’ có nghĩa là nhận lấy vào mình, gánh lấy, vác lấy. Có lẽ nên dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng ‘gánh’ lấy tội nhân loại thì đúng hơn. Xóa là đứng ngoài cuộc. Đức Giêsu không đứng ngoài cuộc. Người đã nhập cuộc, gánh lấy thân phận con người, và nhất là gánh lấy tội lỗi của con người. Chính vì gánh lấy tội lỗi mà Người, Đấng hoàn toàn trong sạch, vô tội đã chịu hạ mình xếp hàng giữa những người tội lỗi xin Gioan rửa tội. Chính vì gánh lấy tội lỗi nhân loại mà Người lui tới với những người tội lỗi, chuyện trò với họ, ăn uống đồng bàn với họ. Nhưng nhất là chính vì gánh lấy tội nhân loại mà Người phải chịu chết giữa hai tội phạm, đồng số phận với họ, đồng bản án với họ, như những người trộm cướp.
Người gánh lấy tội của ta để ta được tha thứ. Người hạ mình xuống để ta được nâng lên. Người trở nên nghèo hèn để ta được giàu có. Người làm con loài người để ta được làm con Thiên Chúa. Người trở nên yếu hèn để ta được nên mạnh mẽ. Người chịu nhục nhã để ta được vinh quang. Người nhận lấy thân phận nô lệ để ta được tự do. Người cam lòng chịu chết để trả lại cho ta sự sống.
Người tín hữu thường được gọi là “Con chiên của Chúa”. Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại ‘chiên’ trong ngày phán xét. Được đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Được vào hưởng vinh quang trong nước Chúa.
Nhưng danh hiệu đó phải chăng cũng gợi lên một ước mong. Ước mong người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Ước mong những con chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàn đi vào con đường hiền lành khiêm nhường. Ước mong đoàn chiên tự hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Và ước mong đoàn chiên gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội con,
Xin thương xót con.


KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) “Chiên Thiên Chúa” gợi lên những ý tưởng nào nơi bạn?
2) Là ‘con chiên của Chúa’ bạn phải sống thế nào cho xứng đáng danh hiệu ấy?
3) Thánh Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu với tất cả ý nghĩa sâu xa của danh hiệu “Chiên Thiên Chúa”. Hôm nay, nếu phải giới thiệu Chúa Giêsu cho người chung quanh, bạn sẽ dùng danh hiệu nào?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét