Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Bước khởi đầu trong niên lịch


Bước khởi đầu trong niên lịch

Khi viết thư, viết đơn, thông thường cùng là điều cần thiết hiển nhiên, ngày tháng năm trên hàng đầu thư được viết đề ra.
Cả trên tấm thiệp mời ngày tháng năm cũng luôn được ấn định viết ra rõ ràng.
Những hãng xưởng hay cả cơ quan công quyền đạo đời cũng thường hay viết ghi chú: đơn thư gửi tới được căn cứ theo ngày tháng năm của dấu bưu điện trên thư mà cứu xét trước sau!
Với nếp sống văn hóa xã hội ngày nay, ngày tháng năm như mốc điểm để căn cứ theo đó mà phân định hướng thời gian đã qua cùng thời gian tới sắp đến, là điều hiển nhiên cần thiết.
Nhưng trong qúa khứ xa xưa không luôn luôn như thế. 



1. Niên đại căn cứ theo biến cố lịch sử
Chúng ta nhớ lại trong Kinh Thánh, bài tường thuật viết về sự xuất hiện của Thánh Gioan tiền hô theo một cách khác về niên đại: „Vào năm thứ 15. triều đại hoàng đế Tiberius, Tổng trấn Philatô làm toàn quyền xứ Giuda, vua Herode Tetrach là tiểu vương xứ Galilea…có lời Thiên Chúa phán cùng Ông Gioan trong sa mạc.“ ( Lc 3,1-2).


Cũng tương như vậy, bài tường thuật về niên đại Chúa Giêsu sinh ra cũng theo cách thức dựa vào biến cố lịch sử hơn là theo chính xác ngày tháng năm trong thời gian: „ Thời ấy, Hòang đế Augusto ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số trong khắp thiên hạ, ai nấy phải về nguyên quán mà khai tên vào sổ nộp thuế. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên được thực hiện thời Quirino làm Tổng trần xứ Syria.“ ( Lc 2,1...).


Những tên của các nhà cầm quyền liên quan mật thiết chặt chẻ với những biến cố lịch sử chính trị, cùng nơi chốn trong đời sống trên thế giới, trong đế quốc Roma được kể viết ra như nhân chứng của mấu chốt thời điểm lịch sử cho sự việc xảy ra.


Lẽ dĩ nhiên con người ngày xa xưa cũng đã cố gắng tìm ra một kiểu cách chung tính niên đại thời gian cho chính xác. Vì thế, người Hylạp căn cứ theo trận chiến ở Issos thắng người Batư làm điểm mấu chốt khởi điểm cho cách tính niên đại thời gian. Người Do Thái căn cứ theo thứ tự công trình sáng tạo trời đất mà làm lịch.Người Roma lại chiếu theo thời gian sau khi thành Roma của họ được thành lập, và họ cũng dựa theo thời điểm thay đổi chính phủ của mỗi vị Hoàng đế để tính niên lịch ngày tháng.


Đó là điều xảy ra trong xã hội thời đó, và trong toàn thể đế quốc, trên thiên hạ vào thời điểm lúc đó đã không có thể có một cách tính niên lịch chung rõ ràng nào. Lý do nằm ở chỗ thiếu sự nhất trí thỏa thuận giữa các dân tộc về cách tính thời gian niên lịch, biến cố nào là chìa khóa là „năm thứ nhất“ khởi đầu cho cách tính niên đại chung bó buộc cho toàn thể mọi dân tộc.


2. Năm thứ nhất

Năm 313 Hòang đế Constantino của đế quốc Roma ra chiếu chỉ trong toàn thể đế quốc Roma công nhân đạo Công giáo. Bắt đầu từ thời kỳ này chấm dứt cuộc bách hại đạo Công giáo ở Roma cũng như trên toàn đế quốc ở các nước vùng thuộc địa của Roma. Đạo Công giáo bắt đầu thời kỳ xây dựng lại nền tảng cơ sở, và bắt đầu hưng thịnh triển nở về mặt truyền giáo lễ nghi phụng vụ, cũng như cung cách nếp sống văn hóa, văn minh Kyto giáo.



Đế quốc Roma thời đó trải rộng khắp nơi trên tòan Âu châu sang tận vùng Trung đông tiểu Á hầu như gần nửa các nước thiên hạ, và lại gặp phải thách thức cách tính niên lịch khác nhau ở mỗi vùng mỗi nước dân tộc. Nên chính Giáo Hội cũng gặp khó khăn về việc này trong thông tin liên lạc. Và Giáo Hội đã nghĩ đến tìm cách làm một lịch tính thời gian chung cho toàn thể Giáo Hội Công giáo.


Hai trăm năm sau biến cố công nhận đạo Công giáo năm 313, chính xác vào năm 532 cách tính niên lịch chung cho toàn thể Giào Hội Công giáo thành hình ra đời.
Đức Giáo Hoàng Gioan thứ nhất đã ủy thách cho Cha tu viện trưởng Dionysius Exiguus việc sắp xếp hoàn thánh cách tính tính niên lịch theo Kyto giáo. Nói rõ hơn làm lịch tính ngày tháng năm theo văn hóa Kyto giáo.


Yếu tố quyết định giúp cho Vị tu viện trưởng thành công trong việc ấn định soạn niên lịch chung, mà không lấy bất kỳ biến cố chính trị nào trong xã hội đã xảy ra làm mốc điểm khởi đầu, là Ông căn cứ vào vào sự sinh ra của Chúa Giêsu như „ năm chìa khóa“ lấy năm đó năm khởi đầu „năm Zero“. Từ năm khởi đầu Zero đó Ông đã sắp xếp gọi những biến cố xảy ra trên thế giới trước năm Zero, ngài đặt cho là „Trước Chúa giáng sinh“; những biến cố xảy ra sau năm Zero, ngài gọi là „ Sau Chúa giáng sinh“.
Căn cứ vào nền tảng thần học nào mà Cha tu việc trưởng đã sắp xếp như thế?


Thần học trong kinh thánh là nền tảng cho suy nghĩ phát minh của ngài. Thánh Phaolô Tông đồ trong thư gửi Giáo đoàn tín hữu Galata đã viết về điều này: „ Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới trần gian.“ ( Gal 4,4).
Đây là đoạn Kinh Thánh làm nền tảng cho Cha Dionysius tính làm lịch chung. Biến cố này là điểm xoay chuyển từ thời qúa khứ sang tương lai. Biến cố này là mốc điểm khởi đầu cho việc tích ngày tháng niên lịch. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian là khởi đầu cho mốc điểm tính thời gian niên đại lịch sử trước và sau Chúa giáng sinh.


3. Niên lịch Kytô giáo song song với những niên lịch khác
Cách tính niên lịch do cha tu viện trưởng Dionysius nghĩ phát minh ra trước hết cho nhu cầu ấn định ngày tháng mốc điểm trong Giáo Hội như mong muốn của Đức giáo hoàng. Nhưng dần dần cách tính niên lịch này càng phổ thông trong nền văn hóa xã hội ở mọi lãnh vực chính trị cũng như thương mại, và cũng dần được nhiều dân nước công nhận dùng chung trong toàn thể thế giới. Vì thấy nó rõ ràng khoa học cùng tiện dụng cho đời sống xã hội.


Có thể nói từ năm 1000 cách tính niên lịch Dionysius trở thành phổ thông như cách tính niên lịch chung cho toàn thế giới. Cho dù đạo Phật, Ấn giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo có dùng lịch riêng của mình đi chăng nữa, nhưng niên lịch tính theo Kyto giáo vẫn được công nhận chính thức dùng chung, nhất là trong sinh họat chính trị, kinh tế và kỹ thuật trên thế giới. Vì thế vẫn luôn có hai niên lịch song song với nhau: Kytô gíao và Phật lịch; Dương lịch ( Kytô giáo) và âm lịch…




4. Chúa Giêsu Kyto chứ không phải Janus
Càng ngày người ta tránh dùng nhóm ngôn từ ấn định do Tu viện trưởng Dionysius ấn định „ Trước Chúa giáng sinh“ „ Sau Chúa giáng sinh“. Thay vào đó họ dùng“ trước công nguyên hay trước chuyển đổi“; „ Sau công nguyên hay sau chuyển đổi“. Điều này là tự do của con người thôi.


Nhưng biến cố Chúa Giêsu Kitô từ trời cao đi vào sinh xuống trần gian đã có sự thay chuyển đổi thời gian. Trong lúc Ngài sinh ra, các Thiên Thần đã loan báo hòa bình trên thế giới, ân đức phúc lộc cho con người ( Lc 2,14).
Niên lịch theo Kyto giáo đã từng bước từng giai đoạn lan rộng trở thành niên lịch chung cho thế giới đã nói lên sự tôn thờ Chúa Giêsu Kitô của toàn dân nước, cho dù nhận thức hay không nhận thức điều này. Như chúng ta đọc thấy ở những chứng thư những bản viết cổ thư cũng như hiện đại đều đề: „ Anno Domini – Năm của Thiên Chúa „.
Sau Chúa Giêsu không chỉ những năm tháng được tính đếm, nhưng năm tháng ngày giờ cũng thuộc về Ngài: năm 2011 kết thúc vào nửa đêm ngày 31.12.2011 ngày hôm qua; và năm mới 2012 từ ngày 01.Tháng Một ngày hôm nay khởi đầu ló dạng đi vào vũ trụ đất trời.


Người Roma ngày xưa đã cung hiến tháng thứ nhất của năm cho Thần Janus của họ. Thần Janus là một Vị Thần có hai khuôn mặt - một sáng và một tối – Thần Janus cũng là Vị thần canh giữ cửa , canh giữ cổng ra và vào. Vì thế họ lấy tên thần Janus đặt tên cho tháng thứ nhất của năm. Janus – Tháng Một – Januar tiếng Đức, Janvier tiếng Pháp, January tiếng Anh.


Vào ngày giao thừa 31.12. cuối năm Dương lịch cũ bước sang năm mới, nhiều người, nhất là các chính trị gia thường nêu câu hỏi: Khuôn mặt nào sẽ là khuôn mặt cho năm mới 2012 đến với chúng ta: trong sáng hay u ám mờ tối?
Người tín hữu Chúa Kitô không tôn kính thần Janus, nhưng tôn thờ Chúa Giêsu Kyto. Phúc âm ngày 01.01. thuật lại: “Khi đã đủ tám ngày sau khi chào đời, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong cung lòng mẹ.” ( Lc 2,21)



******************
Tên Giêsu hàm chứa mang ý nghĩa “ Chúa cứu độ , Chúa hòa bình” .
Năm mới chúng ta đặt lòng trông cậy nơi bàn tay quan phòng của Người: Xin Hòa bình và ơn cứu độ đến cho nhân loại.
Chúa Giêsu Kytô là nội dung căn bản của đức tin cùng là căn cước tính của người Công giáo chúng ta.
Chúc mừng Năm Mới 2012.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét