Chuyện ĐGM Nguyễn Văn Khảm từ bài giảng đến bài
phỏng vấn
Sau khi bài giảng của Đức cha Phêro Nguyễn Văn Khảm – giám mục
phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn về một “cánh chung luận của chủ nghĩa cộng sản”
được website của TGP Sài Gòn đưa lên nhân lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Bài giảng
ngay lập tức đã gây nhiều tranh luận trong cộng đồng tín hữu.
Sau đó, website này đăng bài trả lời phỏng vấn của Đức cha Phêro
Nguyễn Văn Khảm – giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn về bài giảng này. Nữ
Vương Công Lý lại nhận được nhiều ý kiến từ nhiều độc giả khắp nơi.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết của tác
giả Nguyễn An Quý. Đây không nhất thiết là quan điểm của NVCL.
Bài giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trong dịp lễ Chúa
Kitô Vua Vũ Trụ được chuyển tải khắp các diễn đàn Internet kể cả qua hệ
thống email vào những ngày đầu của tháng 12 năm 2011 đã tạo nhiều thắc mắc cũng
như sự lo lắng và nổi băn khoăn của nhiều giáo hữu khắp nơi. Bài giảng này được
xuất phát từ trang nhà điện tử của Tổng Giáo Phận Sài Gòn mà nhiều người đã lấy
từ đó để chuyển đạt khắp nơi. có thể nghe Ở ĐÂY:
Ngày 22 tháng 12 năm 2011 tôi lại nhận được nhiều lần
bài: Phỏng vấn ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm về bài giảng có nội dung”Cánh chung”.
Trong
mấy tuần lễ vừa qua, nhiều cây bút đã nói lên những cảm nghĩ của mình về bài
giảng lạ đời mà ngài GM Nguyễn Văn Khảm đã đưa vào ngày lễ Chúa Kitôi Vua .
Chắc chắn ai cũng mong đợi vị chủ nhân của bài giảng lên tiếng để làm sáng tỏ
vấn đề mà đàn chiên đang nghĩ ngợi và lo lắng.
Tôi vội đọc ngay bài phỏng vấn, và đọc nhiều
lần, kết quả bài phỏng vấn lại đưa tôi vào một khúc quanh khác, nhưng sau đó
tôi vẫn vào trang nhà của TGP Sài Gòn để xem cái gốc của bài phỏng vấn. (xin
lỗi tôi bị dị ứng cái tên HCM nên thường dùng chữ Sài Gòn)
Bài phỏng vấn được giới
thiệu như sau: WGPSG – Phóng viên của WGPSG (PV) đã có cuộc
gặp gỡ và phỏng vấn ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm (ĐGM) về Bài giảng có nội
dung “Cánh chung”của ngài như sau:
Phần
phỏng vấn có 7 câu hỏi, đáp rất phân minh ( xin ghi lại nguyên văn với chữ nghiêng) Trong
phạm vi bài này tôi chỉ bàn đến 6 câu từ 1 đến 6. Người viết xin đánh số thứ tự
để tiện bề theo dõi. Trước hết xin đi vào câu hỏi 1 và 2 và phần trả lời của 2
câu này:
1.PV: Thưa Đức cha, trong
những ngày gần đây, một số anh chị em giáo dân cảm thấy hoang mang khi đọc trên
mạng internet những lời phê phán bài giảng của Đức cha dịp lễ Chúa Kitô Vua,
ngày 20-11-2011, tại Nhà thờ chính tòa Sàigòn. Con cũng đi dự lễ hôm đó nhưng
con nhớ Đức cha không giảng giống như người ta phát trên mạng. Xin Đức cha cho
biết rõ hơn.
ĐGM: Đúng thế, ngày lễ Chúa Kitô Vua vừa rồi,
20-11-2011, tôi mới ở Hà Nội về và đến Nhà thờ chính tòa để chủ sự Thánh Lễ
khai mạc Công nghị giáo phận. Trong bài giảng hôm đó, tôi gợi ý về định hướng
cho Công nghị chứ không nói về Cánh chung. Còn bài người ta phát trên mạng là
bài giảng từ năm 1999, cũng ở Nhà thờ chính tòa.
2.PV: Như vậy là đã 12 năm rồi! Tại sao lại
lấy bài giảng của 12 năm trước và gán cho Đức cha mới giảng, kèm theo nhiều lời
phê phán như vậy?
ĐGM: Tôi không biết. Điều này chắc anh phải đi
hỏi những người đưa tin thôi.
Qua 2 câu hỏi đáp này, người viết lại đâm ra
nghi ngờ về thiện chí từ người phóng viên không nêu tên thật mà chỉ ghi là
phóng viên trang nhà TGP Sài Gòn đến vị GM chủ nhân của bài giảng. Riêng phần
ĐGM cũng đã tỏ ra thiếu thiện chí khi trả lời một cách ngon cơ: .”Tôi
không biết. Điều này chắc anh phải đi hỏi những người đưa tin thôi”.
Chuyện trớ trêu của vấn đề này là: một đàng, ông phóng viên của
trang Web không biết nên đi hỏi vị giám mục phụ tá của một Tổng Giáo Phận, thì
vị này trả lời anh đi hỏi người đưa tin? Bây giờ, chúng ta là người thử đi tìm
chuyện thực hư thế nào nhé: Ai là người đưa tin, ai là người chịu trách nhiệm
của trang bào điện tử TGP Sài Gòn? Ai có nhiệm vụ và đảm trách việc Post bài vở
hằng ngày vào đây? Chẳng lẻ những người ở bên Mỹ, bên Đức, bên Pháp lại được
cái hân hạnh Post bài vào trang nhà của TGP hay sao? Hay là ông chính uỷ VC hay
một vị quốc doanh nào đồ đệ của VC?
Tóm lại, cả hai vị từ người làm cuộc phỏng vấn đến vị giám mục
chủ nhân của bài giảng đều thiếu thiện chí, vì chẳng lẻ người phóng viên của
trang nhà điện tử này lại không tìm thấy bài được Post lên trang báo của Tổng
Giáo Phận hay sao? Về phía ĐGM thì qua sự xôn xao chẳng mấy tốt đẹp về bài
giảng của mình trong suốt tháng qua, lẻ ra ngài phải lập tức đi tìm tại sao lại
có chuyện này. Bài giảng của mình đã 12 năm rồi nay vì mục đích gì, ai lại đưa
lên để làm rối reng thế này. Điều quan trọng là giữa lúc đang trong cái thế dầu
sôi lửa bỏng nơi Thái Hà, nơi Mỹ Lộc, nơi Con Cuông mà lại phóng cái bài giảng
năm xưa này để làm gì? nếu ngài có thiện chí thì chắc chắn ngài đã làm công
việc đó, hay là ngài nghĩ: kệ thây lũ nó, can chi mình mà lo cho mệt !!!
Giả dụ rằng bài giảng này đã có từ năm 1999, thì cũng được xác
định rõ ràng rằng: cái chủ tuyết của Karl Marx dù là từ năm 1999 hay năm 2011
cũng vẫn là của ông Marx vô thần. Bài giảng dù đã xẩy ra từ năm 1999 hay
năm 2011 cũng vẫn là bài giảng của ngài Phêrô Nguyễn Văn Khảm, có chăng chỉ
khác ở cái ngai vị của người thuyết giảng khi thì linh mục, khi thì Giám Mục
thế thôi.
Xin mời tiếp vào câu 3 của phần phỏng vấn:
3.PV: Trong những lời phê bình bài giảng,
nhiều người tập trung vào điều mà Đức cha gọi là Cánh chung luận. Đức cha có
thể giải thích rõ hơn không?
ĐGM: Đã có nhiều vị giải thích việc này rồi,
tôi chỉ xin thêm một chút. Từ “Cánh chung luận”, chúng ta dịch từ eschatologie
trong tiếng Pháp hoặc eschatology trong tiếng Anh, được ghép bởi eschaton là sự
cuối cùng, và logos là lời, hoặc như Đức Bênêđictô XVI hiện nay hay cắt nghĩa
là lý trí, tư tưởng. Như thế, hiểu chung là suy tư về sự cuối cùng.
Với người công giáo, nói đến cánh chung luận
là nói đến suy tư về những sự cuối cùng của đời người và thế giới, cụ thể là
Chết, Phán Xét, Thiên Đàng, Hỏa Ngục. Cho nên còn gọi là Tứ Chung.
Câu hỏi đặt ra là: Những anh chị em ngoài công
giáo, kể cả những người không tín ngưỡng, họ có suy tư về sự cuối cùng không,
ví dụ, về cái chết? Và điều gì sẽ xảy ra sau khi chết? Trịnh Công Sơn chắc chắn
không phải là người công giáo, tại sao âm nhạc của ông tràn ngập suy tư về cái
chết: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt,
trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về”? Và
nhiều bài khác nữa, đến nỗi có người nói cái chết là nỗi ám ảnh khôn nguôi
trong các sáng tác của ông. Mà đâu chỉ một mình Trịnh Công Sơn, hầu như đã làm
người, ai cũng có suy nghĩ về sự chết và thế giới sau cái chết.
Nếu ai cũng băn khoăn về cái chết thì các tôn
giáo và những hệ thống triết học có thể không quan tâm đến chăng? Đúng hơn là
tôn giáo nào cũng cố gắng đưa ra câu trả lời cho những vấn nạn sâu nhất của
lòng người, trong đó có câu hỏi về cái chết và về thế giới mai sau. Thế nên,
nếu hiểu cánh chung luận là suy tư về sự cuối cùng, thì có thể nói tôn giáo nào
và hệ thống triết học nào cũng hàm chứa một cánh chung luận nào đó.”
Trong câu hỏi số 3 này, người viết lại cũng
thấy vị phóng viên vẫn còn thiếu thiện chí trong việc đi tìm sự thật. Sự thật
của vấn đề không phải như ông phóng viên cố tình đặt ra để làm sai sự thật khi
ông nói: nhiều người tập trung vào điều mà Đức cha gọi là Cánh chung
luận. Đức cha có thể giải thích rõ hơn không?
Chuyện dễ hiểu là , không ai điên khùng gì mà lại đi phê bình
chỉ trích hay nói lên những trăn trở của mình nếu GM Khảm không đưa cái chủ
thuyết Karl Marx vào bài giảng với câu:”…nó có một Cánh Chung Luận rất là hấp
dẫn, rất là cụ thể …”. Nên nhớ rằng:phần chuyển mạch của bài giảng trước khi
giới thiệu Cánh Chung Luận của Marx, ngài cũng đã cẩn thận so sánh chủ thuyết
này cũng giống như các tôn giáo với đoạn chuyển mạch như sau: “Dĩ nhiên bất cứ
một tôn giáo nào cũng hàm chứa bên trong một cánh chung luận, triết thuyết nào
có khả năng cung cấp cho con người một cánh chung luận hấp dẫn, cũng có nghĩa
là cung cấp một niềm hy vọng có sức thuyết phục thì triết thuyết đó cuốn hút
con người.”( trích bài giảng ) Qua đó đáng lý người phóng viên nếu có
thiện chí thì phải hỏi thế này:
Thưa Đức Cha , vì lý do gì, hoặc hỏi: vì mục đích gì mà Đ/C lại
cho rằng chủ nghĩa Marx có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể?
Xin dừng lại phần câu hỏi để đi qua câu trả lời của ĐGM Khảm.
Trong phần trả lời câu 3 của ĐGM Khảm, người
viết bỏ đầu, bỏ đuôi kể cả phần dẫn dụ so sánh về tên Trịnh Công Sơn, một tên
ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản trước năm 1975 đã ra sức quậy phá miền Nam với
những giòng nhạc phản chiến, với những hoạt động tranh đấu: lên đường, xuống
đường tiếp tay dọn đường cho cộng sản xâm lược Bắc Việt tiến chiếm miền Nam.
Chuyện GM Khảm nhắc đến tên Trịnh Công Núi này khi ông ta đã về với ông Marx
cũng làm cho niềm đau được sống lại trong nhiều người như chúng tôi là nạn nhân
của bè lũ phản chiến theo cộng. Tôi chọn đọan giữa của cậu trả lời vì là người
công giáo bình dân như tôi cho nên khi nói đến cánh chung là chúng tôi hiểu ngay đó là chuyện: “…suy tư
về những sự cuối cùng của đời người và thế giới, cụ thể là Chết, Phán Xét,
Thiên Đàng, Hỏa Ngục. Cho nên còn gọi là Tứ Chung.“Câu trả lời của ngài khá
dài nhưng chung cục thì chỉ có bấy nhiêu thôi đó là tứ chung.
Qua phần trả lời này, tôi lại nghiệm đúng, không biết người
phóng viên đã vô tình hay cố ý nhưng kết quả đã gài ĐGM Khảm vào cái thế TRIỆT
BUỘT của vấn đề Marx và Cánh Chung Luận”. Bởi vì ông Marx không bao giờ
nghĩ đến chuyện Tứ Chung phải không nào? Ông chỉ đưa ra cái viễn tượng nghe có
vẻ tốt đẹp, nghe có vẻ hấp dẫn để dụ khỉ, nhưng khi đã khám phá ra thì quá mơ
hồ, quá bánh vẻ. Cái cứu cánh của ông Marx là chuyện phỉnh gạt để nhân
loại cắm đấu mà phục vụ đảng cộng sản với ước mong mơ hồ đến cái ngày được
hưỏng cái bánh vẻ: làm theo khả năng, rồi hưởng theo nhu cầu, đó là viễn tượng
của cái thế gian lừa gạt chứ không phải cánh chung cánh chơ gì hết. Qua phần
này, chính ngài giám mục cũng đã trả lời trong câu hỏi kế tiếp là câu số 4:
4.PV: Nhưng còn với chủ nghĩa Marx thì sao?
ĐGM: Karl Marx cũng cung cấp một viễn tượng về
thế giới tương lai như điểm đến của lịch sử. Đó là một thế giới lý tưởng, trong
đó không còn cảnh người bóc lột người, mọi người bình đẳng với nhau, làm việc
theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu. Một tác giả đã gọi đó là cánh chung
luận nội thế (eschatologie intra-mondaine). Và viễn tượng đó thu hút không ít
người trên thế giới.”
Trong phần trả lời này, dù ngài đã cố tình
giải thích rườm rà thêm như cánh chung luận nội thế, thì vẫn không thể giấu
chuyện của ông Marx là chuyện chỉ bàn đến tương lai của trần gian, trong đó
người viết vẫn còn thấy cái thiếu thiện chí của ngài khi cho rằng: ‘”Và viễn
tượng đó thu hút không ít người trên thế giới.”Trên thực tế thì hiện nay
chỉ có những kẻ theo cộng sản mới thu hút cái viễn tượng mơ hồ đó mà thôi.
Phần câu 5 của cuộc phỏng vấn ngài giám mục phụ tá TGP Sài Gòn
đã viện dẫn lời của nhà thần học Joseph Ratzinger tức Đức Giáo Hoàng Đương Kim
nói về chủ nghĩa Marx vào năm 1967 tại trường Đại Học Tubingen. Chắc chắn quan
điểm của nhà thần học Joseph Ratzinger lúc bấy giờ vào năm 1967 khác với năm
1999 hay bây giờ ngài là vị Giáo Hoàng vào năm 2011. Thực tế, trên thế giới
việc ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào thời năm 1967 cũng khác với thời kỳ
năm 1999 hay hiện tại cuối năm 2011. Tạm thời, câu 5 này cho qua và có dịp sẽ
trở lại bàn tiếp về vấn đề này sau.
Tiếp tục câu chuyện của bài phỏng vấn, xin đi vào câu hỏi đáp kế
tiếp tức câu 6:
6.PV: Cảm ơn Đức cha đã trích dẫn những nhận
định sâu sắc của nhà thần học Joseph Ratzinger. Tại sao Đức cha lại nói về điều
này trong bài giảng?
ĐGM: Câu hỏi của anh liên quan đến một câu hỏi
khác: Tôi giảng cho ai? Lúc đó, mỗi Chúa nhật, tôi dâng lễ tại Nhà thờ chính
tòa lúc 18:30. Cử tọa của tôi là các bạn sinh viên và các anh chị trung niên,
phần đông là người học thức. Họ được học về chủ nghĩa Marx ở đại học. Họ không
xa lạ gì về những điều tôi nói. Điều quan trọng là khởi đi từ đó, tôi muốn
trình bày về Vương quốc Chúa Kitô, Vương quốc của Đấng chịu đóng đinh trên thập
giá, Vương quốc của tình yêu chứ không phải hận thù, và chỉ có tình yêu mới đem
lại sự sống.
Chuyện nghe bài giảng vừa qua có đề cập đến
Marx đã tạo rối reng trong lòng nhiều người giáo hữu, nay đọc câu trả lời phỏng
vấn và giải thích của ngài lại càng thêm rối trí cho những người giáo dân tầm
thường như chúng tôi. Thì ra ĐGM Nguyễn Văn Khảm chỉ nói với hạng người mà ngài
gọi là trí thức của xã hội Việt Nam bây giờ như các bạn sinh viên, các anh chị
trung niên phần đông là những người học thức. Tại sao bài giảng này lại đưa lên
trang mạng làm gì cho phiền toái nhỉ? Ngài có chắc rằng buổi lễ hôm đó chỉ có
bấy nhiêu người toàn là trí thức hết thôi sao? Với lý luận cho rằng những người
nghe bài giảng này là những người đã được học về chủ nghĩa Marx ở đại học. Họ
không xa lạ gì về những điều tôi nói? Hãy nghe ĐGM Khảm nói: “Họ được
học về chủ nghĩa Marx ở đại học. Họ không xa lạ gì về những điều tôi nói”. Qua sự xác định
này, thì rõ ràng ngài giám mục đã nói về Marx trong bài giảng chứ không như
nhiều người cứ biện luận để bao che là ngài nói “người ta nói”. Nói về chủ
nghĩa Marx mà lại liên tưởng đến chuyện “tôi muốn trình bày về Vương quốc Chúa Kitô…” thì quả là một chuyện
lạ đời, hiếm thấy ở một vị chủ chăn đúng nghĩa với Thiên chức mà Chúa đã trao
ban.
Tiếp đến, xin thưa với ĐGM Khảm rằng: ngài có
đoan chắc các tầng lớp sinh viên trí thức công giáo đều cùng có cảm nhận được
như ngài cho rằng chủ nghĩa Marx hấp dẫn không? Chủ nghĩa cuốn hút con người
không? Chúng tôi những người tù nhân của VC được gọi là tù cải tạo sau 1975,
những năm tháng trong ngục tù, chúng tôi cũng đã học quá nhiều về cái chủ
nghĩa bất nhân này rồi, chắc chắn thời gian học sẽ dài hơn mấy sinh viên ở các
trường đại học. Càng học, chúng tôi càng thấy cái trò bịp bợm của chủ nghĩa Mác
– Lê, của ông Mao, ông Hồ và tập đoàn cộng sản Việt Nam hiện nay…Chắc chắn tầng
lớp sinh viên nhất là những sinh viên Công giáo cũng đã ngậm đắng nuốt cay khi
nhìn lại thân phận của những năm tháng ở trong mái trường đại học đã uổng công
ngồi học cái chủ nghĩa bất nhân và vô vị này. Họ thấy được điều đó cho nên hàng
trăm, hàng ngàn sinh viên Công giáo đã lên đường, có nhiều anh em đã phải vào
tù vì sứ vụ rao giảng tin mừng khi tham gia đòi công lý, đòi sự thật. Cuối cùng
thì ĐGM Nguyễn Văn Khảm cũng đã cẩn thận đưa ra một thông điệp “đừng hận thù nữa “để kết thúc cuộc phỏng vấn qua câu trả lời số
6 này.
Một lần nữa, xin xác quyết rằng: Công việc đòi công lý và sự
thật từ nơi Cồn Dầu, nơi Thái Hà, nơi Mỹ Lộc, nơi Con Cuông và nhiều nơi khác
nữa, chắc chắn không phải là chuyện hận thù. Cái chủ thuyết Mác – Lê được đảng
cộng sản Việt Nam hô hào là bách chiến bách thắng, hiện nay đã bị thế giới ném
vào sọt rác rồi, thế giới sợ lắm rồi, nhất là nó đã làm cho dân tộc Việt Nam
quá nhiều đau khổ rồi. Xin đừng rêu rao nó làm gì nữa.
Seattle, Đêm vọng Giáng Sinh năm 2011.
Nguyễn An Quý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét